IHG sẽ quản lý vận hành voco Quảng Bình Resort với 68 biệt thự biển và Crowne Plaza Quảng Bình City Centre với quy mô 232 phòng.
Check in 4 làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng
Đà Nẵng được xem là thiên đường du lịch Việt Nam – nơi có những bãi biển đẹp mê hồn, bán đảo Sơn Trà tuyệt đẹp, những món ăn ngon, công trình kiến trúc mang dấu ấn độc đáo,… thu hút đông đảo du khách Việt Nam và cả thế giới. Mặc dù du lịch tại đây rất phát triển, nhưng mảnh đất này vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, điều này thể hiện qua sự phát triển các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng.
LÀNG CHIẾU CẨM NÊ
Làng Chiếu Cẩm Nê cách trung tâm Đà Nẵng tầm 16km về phía nam, bạn sẽ mất khoảng 40 phút để di chuyển tới địa điểm. Đúng như tên gọi của nó, làng chiếu Cẩm Nê rất nổi tiếng về những sản phẩm chiếu được làm bằng tay. Chiếu Cẩm Nê có rất nhiều kích thước khác nhau, màu sắc và hoa văn cũng có thể tùy theo yêu cầu của khách. Việc chọn cây sậy và thoi đưa cũng được lựa chọn vô cùng kĩ càng, thường là những cây cọ thằng, nhẹ và chắc chắn. Để có thể gìn giữ được làng nghề truyền thống, các nghệ nhân tại Cẩm Nê giúp đỡ, truyền những kinh nghiệm cho nhau để tạo ra những sản phẩm tốt, thực sự có giá trị.
LÀNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC
Mất khoảng 25 phút xe máy để đến với làng đá Non Nước từ trung tâm thành phố, nơi đây được bao quanh bởi ngọn núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Tại khu làng nghề được hình thành hơn 200 năm, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những bức tượng điêu khắc hình Đức Phật, các hình tượng anh hùng hay những nhân vật tâm linh với nhiều hình dạng lớn, nhỏ khác nhau, khiến nơi đây trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Đà Nẵng. Ngoài ra còn có những món đồ trang sức đá quý tinh xảo và đẹp mắt. Những món đồ là sự kết hợp của các yếu tố vừa truyền thống vừa mang tính hiện đai, được làm nên từ những bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân thuần thục mang trong mình một trái tim yêu nghề.
NƯỚC MẮM NAM Ô
Được thành lập vào đầu thế kỉ 20, Nam Ô là một làng chài nhỏ nằm tại cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân. Ghé thăm Nam Ô, du khách không chỉ được tham quan quy trình làm nước mắm bí truyền mà còn được chọn những thành phẩm đặc biệt ấy làm quà cho hoặc có thể để sử dụng trong gia đình. “Nước Mắm” có thể được xem như là cái hồn của ẩm thực truyền thống Việt Nam, dường như trên bàn ăn của người Việt không thể nào thiếu đi một chén nước mắm để khiến bữa ăn thêm đậm đà. Tuy nhiên, công thức riêng của con người nơi đây khiến nước mắm Nam Ô trở nên vô cùng đặc biệt. Nước mắm Nam Ô được làm từ cá cơm than, chỉ lựa chọn những con cá có kích thước lớn vừa phải, được bắt vào tháng 3 âm lịch để giữ được hàng lượng protein cao trong cá. Cá được ngâm trong các chum được làm từ gỗ mít, bảo quản trong môi trường tối và khô ráo, nhiệt độ thấp, tránh xa những nơi có gió để nước mắm đạt được mùi vị ngon nhất.
LÀNG NGHỀ BÁNH TRÁNG TÚY LOAN
Làng Nghề Bánh Tráng Túy Loan cách 14km trung tâm Đà Nẵng về phía Tây Nam, nằm ở xã Hòa Phong huyện Hòa Vang. Làng nghề này đã có từ hơn 500 về trước, dã đi qua biết bao nhiêu thay đổi của lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam. Bánh tráng đã không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam và kể cả những khách du lịch ngoại quốc, đây là một món ăn đi kèm không thể thiếu trong rất nhiều mòn ăn truyền thống, đặc biệt là mỳ Quảng. Gạo – nguyên liệu chính làm nên bánh tráng được người dân nơi đây chọn lọc rất kỹ lưỡng, phải là gạo rất thơm ngon được thu hoạch vụ đông – xuân. Nhiều gia vị được thêm vào như nước mắm, muối, đường, tỏi và mè khiến cho sản phẩm càng trở nên hấp dẫn và độc đáo. Không như những nơi khác, bánh sau khi tráng xong được hơ trên than lửa thay vì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, giúp cho bánh không bị mốc. Đến thăm ngôi làng có tuổi đời 5 thế kỉ, thưởng thức mỳ quảng cùng với bánh tráng tại làng nghề Túy Loan chắc chắn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Đà Nẵng của bạn. Bên cạnh những làng nghề truyền thống ở trên, bạn cũng có thể ghé thăm những khu chợ nổi tiếng ở Đà Nẵng để tham quan và mua sắm.
Nguồn: Pullman