5 cột cờ nổi tiếng nhất Việt Nam chờ bạn khám phá - Fantasea Travel
  • English
  • 5 cột cờ nổi tiếng nhất Việt Nam chờ bạn khám phá

    Nằm ở những vị trí quan trọng và có ý nghĩa lịch sử, những cột cờ tung bay trong gió này là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy cùng khám phá 5 cột cờ nổi tiếng nhất cả nước qua bài viết sau bạn nhé!

     

    CỘT CỜ HÀ NỘI

    Cột cờ Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới được UNCESCO công nhận vào năm 2010, là biểu tượng của thủ đô Hà Nội bên cạnh tháp Rùa, hồ Gươm. Di tích này nằm trong quần thể Hoàng thành Thăng Long, là một trong những công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất. Khi bầu trời ngả về đêm, cột cờ Hà Nội được thắp sáng để người ta vẫn nhìn thấy rõ lá cờ tổ quốc hiên ngang. Trong tâm tưởng của những người dân thủ đô, kỳ đài Hà Nội thể hiện cho tinh thần kiên cường, bất khuất của Hà Thành. Hiện nay, cột cờ Hà Nội là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất khu vực miền Bắc.

     

    Cột Cờ Hà Nội

    CỘT CỜ LŨNG CÚ

    Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam, cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường thẳng. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng. Cột cờ Lũng Cú là địa điểm thu hút du khách và các đoàn tham quan nhất khi đến với Hà Giang. Đây là công trình thiêng liêng nằm ở điểm cực Bắc của tổ quốc. Cột cờ cao khoảng 40m, phần đài bên dưới khắc họa biểu tượng trống đồng Đông Sơn. Lá quốc kỳ phấp phới trong gió có diện tích 54m2. Cột cờ tổ quốc ở Lũng Cú đã được cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử và danh tham thắng cảnh của Việt Nam. Đứng từ trên đỉnh cao, ta có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng đồi núi trập trùng Hà Giang.

     

    Hà Giang Cộ cờ Lũng Cú

    CỘT CỜ TỔ QUỐC THÀNH NAM

    Công trình cột cờ tổ quốc Thành Nam là một kiến trúc cổ, được xây dựng cùng thời điểm với cột cờ Hà Nội, vì vậy chúng có kiến trúc khá tương tự nhau. Theo tư liệu của Bảo tàng tỉnh Nam Định, công trình được hoàn thành năm 1843 dưới thời Nguyễn, nằm ở trung tâm thành cổ Nam Định. Từng bị đạn bom phá hủy, Cột cờ Nam Định được phục dựng theo đúng nguyên trạng vào năm 1997. Đây là công trình mang tính biểu trưng của thành phố Nam Định, sở hữu giá trị văn hóa, đại diện cho niềm tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.

     

    KỲ ĐÀI HUẾ

    Kỳ đài nằm ở chính giữa, mặt trước Kinh thành, là một công trình trong tổng thể các công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế. Kỳ đài được chính thức xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (Đinh Mão – 1807) lúc đầu còn đơn giản, đến thời vua Minh Mạng, Kỳ đài Huế liên tục được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Kỳ đài được kiến trúc gồm hai phần: đài cờ và cột cờ. Nói đến Huế, ta không chỉ nhớ về sông Hương êm đềm chảy trôi hay di tích cố đô còn phảng phất dư vị lịch sử. Huế còn đầy hiên ngang với kỳ đài lừng danh đất nước. Kỳ đài nằm chính giữa mặt nam Kinh thành Huế, được xây đầu thời vua Gia Long. Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, công trình gồm 2 phần: đài cờ đồ sộ 3 tầng hình chóp cụt chồng lên nhau, cao hơn 17m và cột cờ cao gần 40m.

     

    Kỳ Đài Huế

    CỘT CỜ THỦ NGỮ

    Nằm tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, cột thờ thủ ngủ nắm giữ vị trí đắc địa nhìn ra ngã ba sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Nơi đây từng được sử dụng để báo hiệu cho tàu thuyền ra vào trên dòng sông huyết mạch của Sài Gòn. Kiến trúc của Cột cờ Thủ Ngữ khá độc đáo gồm 3 tầng giật cấp, phần dưới cùng là nền cao, phía trên xây một ngôi nhà bao quanh chân cột cờ, gian chính giữa cao hơn có phần mái hình bát giác. Công trình giờ đây đã trở thành điểm tham quan đầy ý nghĩa của người dân và du khách từ khắp nơi trên cả nước. Nguồn: TH

    Ngày cập nhật: 28/08/2021
    Ngày cập nhật: 28/08/2021

    Các tin mới cập nhật