IHG sẽ quản lý vận hành voco Quảng Bình Resort với 68 biệt thự biển và Crowne Plaza Quảng Bình City Centre với quy mô 232 phòng.
21 điều khiến du khách lưu luyến khi rời Nhật Bản
[Du lịch Nhật Bản] Trong cuộc đời mỗi người, đôi khi ta đặt chân đến một vùng đất mới, rồi nảy sinh tình cảm với nơi đó lúc nào không hay. Ta yêu nơi đó như yêu chính bản thân mình, từ từng cành cây ngọn cỏ, đến những phố thị phồn hoa, từ con người bản địa đến những nét văn hóa truyền thống được lưu truyền trong dân gian… Tuy nhiên, ta lại chẳng thế ở đó mãi mãi. Gia đình lo lắng mong ta trở về, công việc còn dang dở, điều kiện tài chính không cho phép, … Chúng ta đành đóng gói những cảm xúc còn vương vấn thành một “hộp hoài niệm”, vẫy chào tạm biệt nơi ấy và trở về nhà.
Mỗi người sẽ có một khoảng trống riêng trong lòng dành cho những ký ức dang dở đó, còn đối với Philip keddle – tác giả của bài viết “21 điều khiến du khách lưu luyến khi rời Nhật Bản” được đăng trên trang Japaninsides.com, nơi ấy chính là Nhật Bản. Khi bài viết lần đầu được đăng, đã có rất nhiều bình luận đồng quan điểm được đưa ra, từ những người vừa kết thúc chuyến du lịch Nhật Bản ngắn ngày đến những người đã sống ở đây một khoảng thời gian dài. Những bình luận đó đều chung một điều đó chính là họ rất nhớ Nhật Bản và ao ước được quay trở lại đây một lần nữa. Vậy điều gì khiến nhiều người lại yêu đất nước mặt trời mọc đến vậy? Hãy cùng FantaSea khám phá xem “21 điều khiến du khách lưu luyến khi rời Nhật Bản” kia có gì thú vị nhé!
1. Hãy nói “otsukaresama” để cổ vũ đồng nghiệp của mình khi họ đã làm việc chăm chỉ
“Otsukaresama” (Bạn đã vất vả rồi!) được thốt ra hàng triệu lần mỗi ngày trên khắp Nhật Bản bất kể người nói có thực sự tin rằng đồng nghiệp của họ đã nỗ lực thực sự hay không. Sẽ có những lúc bạn chỉ muốn nói rằng “Này anh bạn, hôm nay anh đã vất vả rồi. Anh làm việc rất chăm chỉ và tôi ghi nhận điều đó” mà không cảm thấy gượng gạo. Chúng ta thường có xu hướng ít bày tỏ tình cảm với những người chúng ta thật sự quý mến. Tuy vậy, ở Nhật, người ta nói Otsukaresama với nhau thường xuyên. Đó là một cụm từ mà không một câu tiếng Anh nào có thể diễn đạt hết ý nghĩa của nó – theo lời tác giả.
2. Khăn ẩm luôn được phục vụ trong các nhà hàng và quán cafe
Khi bạn nghĩ về tay mình đã bẩn như thế nào sau khi lang thang xuống phố, phải chạm vào thành thang cuốn, trả tiền mặt, bám vào tay nắm trên tàu,… sẽ chẳng dễ chịu gì khi cầm một chiếc sandwich ngon lành, một tách cafe nóng để thưởng thức. Tại Nhật Bản, ở hầu hết các nhà hàng, quán cafe, quán rượu kiểu truyền thống, bạn sẽ được phục vụ một chiếc khăn ẩm để lau tay trước khi ngồi. Nhiều người sau khi rời Nhật Bản thường than phiền rằng họ thấy bất tiện khi không được phục vụ khăn ẩm nữa, một số khác thậm chí đã tạo hẳn thói quen luôn mang theo một gói khăn ướt bên mình để lau tay như ở Nhật.
3. Không cần phải trả tiền boa, bạn vẫn được phục vụ như Thượng đế
Ngay cả khi các nhân viên chỉ được trả 800 – 1.000 yên mỗi giờ, bạn vẫn được đối xử như một người nổi tiếng tại các nhà hàng ở Nhật Bản. Kể cả khi bạn không “tip” cho nhân viên một yên nào, bạn vẫn được sử dụng dịch vụ hàng đầu. Chỉ bởi vì họ đang làm công việc của mình, thực sự, thực sự tốt tới mức không hề trông đợi điều gì từ khách hàng. Trong khi đó, ở một số quốc gia, tip cho nhân viên trở thành quy định bất thành văn như tại Mỹ, Anh,… Đó cũng là một trong những nét đẹp văn hóa mà nhiều người muốn quay lại du lịch Nhật Bản nhiều lần nữa.
4. Phòng tắm kiểu Nhật
Mọi người phát cuồng bởi những chiếc toilet thượng hạng tại Nhật. Điều này là đúng. Một trong những điểm khiến nhiều người nhớ nhất khi du lịch Nhật Bản chính là những chiếc bồn tắm có khả năng tự động mở nước đến một mức độ thích hợp đủ để người tắm thoải mái, tự điều chỉnh nhiệt độ nóng lạnh hay nói với bạn hãy vào phòng tắm khi mọi thứ đã sẵn sàng. Sử dụng bảng điều khiển (thường được lắp đặt trong nhà bếp), người tắm có thể quyết định khi nào họ muốn bồn tắm của mình bắt đầu tự đổ đầy, nhiệt độ chính xác của nước nên là bao lâu và nên duy trì trong bao lâu.
5. Cảm giác an toàn tuyệt đối
Tội ác thì luôn ẩn hiện khắp mọi nơi, và Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng không thể phủ nhận rằng đi bộ trên những đường phố vào đêm muộn, hay tới những thành phố hẻo lánh với một chiếc ba lô đựng đồ để tìm chỗ ngủ, tại Nhật mọi thứ đều khiến ta thấy an toàn tuyệt đối. Thêm nữa, tỷ lệ bị mất đồ còn cao hơn tỷ lệ đồ đạc thất lạc được trả về cho chủ sở hữu, nghĩa là nếu bạn không bị trộm mà chỉ đánh rơi đồ đạc ngoài đường, khả năng cao bạn sẽ được tìm và hoàn trả lại. Đó là những dẫn chứng để bạn hiểu hơn vì sao rất nhiều khách du lịch nước ngoài lại nhớ cảm giác an toàn đó khi họ rời xứ Phù Tang.
6. Những khay đựng tiền nhỏ trong các cửa hàng
Ở các cửa hàng tại Nhật, khi bạn muốn trả tiền cho món hàng mình vừa chọn, bạn sẽ không đưa tiền trực tiếp cho nhân viên thu ngân, mà đặt chúng vào một cái khay nhựa nhỏ. Bằng cách đó, bạn có thể kiểm tra xem số lượng tiền mình cần trả có nhầm lẫn gì không (bao gồm cả tiền giấy lẫn tiền xu). Những hàng dọc bằng cao su được đính trong khay giúp nhân viên thu nhân xem có đồng xu nào bị lọt lại không.
7. Những tờ tiền sạch sẽ
Nói về tiền, trừ khi bạn trở về một trong những quốc gia đã chuyển sang dùng tiền bằng nhựa, bạn có thể nhận ra rằng tiền mặt ở quê hương của bạn thực sự khá thô, cũ và nhàu nếu sử dụng lâu ngày. Tại Nhật, những đồng tiền được bảo quản hầu như luôn sạch sẽ, y như mới.
8. Những quán cafe cực chất
Khi nhắc đến du lịch Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến những quán trà đạo với sushi, chứ không phải cafe với bánh ngọt. Tuy nhiên, người Nhật chế biến cafe ngon hơn chúng ta vẫn nghĩ. Bạn có thể tìm được các thương hiệu lớn như Starbucks hay Caffe Nero rải rác khắp xứ sở mặt trời mọc, nhưng bạn cũng sẽ gặp những quán cafe tư nhân, hoạt động độc lập, nơi mà nhân viên sẽ dành hàng giờ để cho ra đời những cốc “specialty cafe” đặc biệt nhất, mang hương vị không thể trộn lẫn, nằm ngoài sức tưởng tượng của những tay sành cafe.
9. Bạn bắt buộc phải nói “Kanpai” trước khi cạn ly
Bất kể là một cuộc hẹn uống bia sau giờ làm việc hay một bữa tiệc gặp mặt được tham dự bởi nhiều người, tại Nhật Bản, không ai uống trước cho đến khi mọi người đều cầm một cốc trên tay và nâng chén. Nếu ai đã từng sống ở Nhật trong một thời gian dài sẽ thấy phong tục này trở nên ăn sâu đến mức bạn sẽ thà uống bia một mình ở nhà còn hơn uống mà không đợi mọi người và nói “Kanpai”.
10. Dịch vụ bưu chính tuyệt vời
Cũng giống như ở phương Tây, nếu vì một lý do nào đó, một gói hàng không thể được gửi đến nhà bạn ở Nhật Bản, bạn sẽ nhận được một thẻ thông báo được đút qua khe cửa. Nhưng thay vì để các khách hàng phải chờ đợi xem món hàng của mình bao giờ được gửi lại, tại Nhật Bản, việc này được giải quyết dễ dàng hơn bao giờ hết. Bằng cách gọi điện thoại đến tổng đài tự động, bạn có thể đặt một vị trí cụ thể để giao hàng lại. Một số người đưa thư sẽ cố gắng hai hoặc ba lần để cung cấp hàng ngay cả khi bạn không có cơ hội gọi, và khi bạn đặt chỗ, công cụ của bạn luôn luôn đúng giờ. Bạn không còn cần phải ngồi từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nhìn ra ngoài cửa sổ và chờ xem bao giờ hàng đến; Nhân viên bưu điện Nhật Bản sẽ làm thật tốt nhiệm vụ của họ là đưa bưu kiện đến tận tay bạn.
11. Trả tiền ngay khi giao hàng tại cửa
Nói đến dịch vụ vận chuyển, trả tiền ngay khi giao hàng (daibiki) thường không phổ biến, nhưng nó cực kỳ thuận tiện, đặc biệt đối với những người nước ngoài đang sinh sống hoặc du lịch Nhật Bản. Ví dụ, bạn vừa đặt một món hàng, nhưng bạn không muốn thanh toán bằng thẻ tín dụng bởi vì bạn sẽ phải trả một khoản phí cho việc sử dụng thẻ ở nước ngoài, bạn có thể chọn phương thức thanh toán COD, với một khoản phí nhỏ (thường chỉ vài trăm yên) là bạn đã có thể đặt hàng và được giao cũng như thanh toán ngay tận nhà.
12. Đồ ăn ngon
Đồ ăn Nhật Bản quả thực ngon tuyệt vời! Ngay cả khi bạn sống ở một thành phố có rất nhiều nhà hàng phong cách Nhật Bản, bạn vẫn không thể nào được thưởng thức những món ăn thuần Nhật với cùng một mức giá. Bạn sẽ nhớ đến hương vị đặc trưng của món ăn đó khi bạn được thưởng thức tại nước bản địa. Bởi vậy ẩm thực là một trong những điều khiến du khách nhớ nhất khi rời Nhật Bản.
13. Nước lọc được phục vụ miễn phí ở khắp mọi nơi
Cũng giống như khăn ẩm, khi bạn đặt chân đến một nhà hàng Nhật Bản, bạn sẽ được phục vụ một ly nước lọc đầu tiên. Điều đó chỉ nói lên một phần trong văn hóa hiếu khách của người Nhật Bản.
14. Bạn chắc chắn sẽ yêu cả 4 mùa tại Nhật Bản.
Vì sao du lịch Nhật Bản lại trở nên nổi tiếng như vậy? Bởi người Nhật biết tận dụng những đặc trưng riêng của từng mùa để phát triển du lịch. Mỗi mùa lại có những lễ hội, món ăn hay cảnh quan thiên nhiên thay đổi riêng. Bốn mùa tại Nhật thật sự rất tươi đẹp, kể cả vào mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh đến nỗi kem đánh răng cũng bị đông cứng.
15. Những cửa hàng “Zakka”
Zakka là tên của các cửa hàng tiện lợi tại Nhật, bán đủ các thứ linh tinh trên đời, từ những chiếc thìa, chiếc cốc cafe nhỏ xinh đến cả những chiếc ghế sofa to đùng. Như một hang động của Aladin, một khi bạn đã bước chân vào cửa hàng Zakka, bạn sẽ không thể bước ra mà thiếu một món đồ trong tay.
16. Nhà vệ sinh và phòng tắm tách biệt
Các căn hộ ở thành thị Nhật Bản thường được thiết kế phòng tắm bao gồm bồn tắm, vòi hoa sen và bồn cầu trong cùng một không gian như bình thường, nhưng phần lớn tại các gia đình truyền thống, phòng tắm và buồn vệ sinh thường tách biệt.
17. Thực phẩm phong phú tại cửa hàng tiện lợi
Tại các cửa hàng tiện lợi ở Nhật thường bán đồ ăn được chế biến sẵn như cơm cuộn, thịt, mì, salade hàng ngày – điều mà khá hiếm gặp tại các nước khác. Bạn có thể thưởng thức một bữa trưa nhanh gọn với cơm hộp bento – có thể không đượ c ngon như khi làm tại nhà, nhưng đây là một lựa chọn không tồi dành cho những người bận rộn.
18. Ngồi dưới một bàn sưởi “Kotatsu”
Tại Nhật Bản, mùa đông của họ cũng giống như nhiều quốc gia khác: lạnh, có tuyết rơi, khắc nghiệt. Thế nhưng, người Nhật lại sở hữu những chiếc bàn sưởi kotatsu – vật dụng cực kỳ thú vị giúp họ “thưởng thức” mùa đông theo cái cách rất Nhật Bản, thay vì phải chịu đựng nó. Nếu như yêu thích văn hóa Nhật Bản, bạn sẽ nhận thấy trong mỗi ngôi nhà của người dân xứ này đều có một chiếc bàn thấp khá lớn, phủ chăn nệm nằm ngay giữa phòng. Đó chính là kotatsu. Kotatsu là những chiếc bàn thấp thường được làm bằng gỗ, phủ lên trên một tấm futon (chăn đệm kiểu Nhật). Phía dưới là một hệ thống sưởi – thường là chạy bằng điện, nhưng cũng có loại bằng than đối với các kotatsu truyền thống.
19. Cơm nắm Onigiri
Onigiri (お握り) là cơm nắm của người Nhật. Nó thường có hình tam giác hoặc bầu dục và được phủ tảo biển (nori). Theo truyền thống, onigiri có chứa umeboshi (mơ muối), shake (cá hồi muối), katsuobushi hay các thành phần được muối hay chua khác. Người ta có thể làm nó tại nhà, ăn kèm với soup miso, trứng hoặc rau. Nhưng nếu quá bận rộn, cũng chỉ cần mua và ăn nó tại nơi làm việc, rất nhanh và tiện. Cũng giống như sandwich ở phương Tây, Onigiri vừa rẻ, vừa nhanh no, bạn có thể ăn chúng vào tất cả các bữa trong ngày.
20. Tháo giày trước khi vào nhà
Tại Nhật, bạn phải tháo giày trước khi vào nhà. Điều này thật bất tiện khi những người sống lâu năm tại Nhật vẫn giữ thói quen này khi trở về quê hương, bởi họ sẽ cảm thấy thật khủng khiếp nếu khách tới nhà mà không cởi giày ra. Hàng loạt suy nghĩ sẽ nảy ra, đại loại như “giày có dính bẩn gì không?” chẳng hạn.
21. Chuông ngân báo hiệu cho trẻ em rằng đã tới giờ về nhà
Điều cuối cùng trong số 21 điều khiến du khách lưu luyến khi rời Nhật Bản đó chính là “iriai no kane” – tiếng chuông ngân/hoặc một đoạn nhạc hiệu phát ra từ các ngôi đền, trên đường phố hay những ngôi làng nhỏ báo hiệu cho lũ trẻ rằng đã đến giờ về nhà. Tại nơi mà tác giả ở, loa phường thường phát bài hát “Let it be” của nhóm nhạc The Beatles nổi tiếng vào 5.30pm hàng ngày.
LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐẶT PHÒNG TOUR DU LỊCH NHẬT BẢN
FantaSea Hà Nội: Tầng 4, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. Tel: 024.6258 8855
FantaSea Sài Gòn: Tầng 2, 41A Nguyễn Phi Khanh, Quận 1, TPHCM. Tel: 028.6298 8855
FantaSea Sydney: Suite 801, 33 Devonshire, Chatswood, NSW 2067. Tel: 042 118 3888
Email: sales@fantasea.vn | Web: www.fantasea.vn & www.ozgo.vn