Một người Mỹ nói Trung Quốc không thể xây đường sắt đến Tây Tạng: 23 năm sau kỳ tích xuất hiện, đường sắt Thanh Tạng xác lập 9 kỷ lục thế giới.
Kinh nghiệm du lịch núi Phú Sĩ Nhật Bản
Nhắc đến núi Phú Sĩ chắc hẳn các bạn sẽ biết ngay đến biểu tượng của đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản. Đây là ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản (3776m) với hình chóp nón trông rất hùng vĩ, lòng chảo phía trong là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m. Hiện nay, Phú Sỹ là ngọn núi lửa đã chết, nhưng gần đây vẫn có tin đồn rằng nó có khả năng hoạt động trở lại. Nếu bạn đang có ý định chinh phục ngọn núi hùng vĩ này, hãy tham khảo bài viết Kinh nghiệm du lịch núi Phú Sỹ sau nhé.
1 NÚI PHÚ SĨ Ở ĐÂU?
Núi Phú Sĩ thuộc tỉnh Shizuoka, cách Tokyo không đầy 100km về phía Tây Nam. Đường lên đỉnh núi Phú Sĩ có 5 đường chính: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba. Trong khi đi lên đỉnh mất từ 5 đến 9 tiếng thì khi xuống chỉ mất 3 tiếng. Thời tiết có lúc khắc nghiệt, con đường dài khó khăn, hiểm trở, song bước chân tìm về nguồn cội không lúc nào ngơi nghỉ. “Nhật Bản không có núi Phú Sỹ, tựa như nước Mỹ không có “Nữ Thần Tự Do”- người Nhật Bản nói trong niềm tự hào, phấn khởi.
2 KINH NGHIỆM DU LỊCH NÚI PHÚ SĨ NHẬT BẢN
Hàng năm, núi Phú Sỹ được mở cửa trong vòng hai tháng. Từ ngày 01 tháng 05/2019 người ta làm lễ mở cửa ở núi Gogome thuộc cửa Yoshida. Ngày 31 tháng 05/2019 mọi hoạt động chính thức kết thúc, nhưng trước đó vào ngày 26, 27 lễ đốt lửa đóng cửa núi đã được tiến hành.
Ðây là thời gian có khí hậu lý tưởng nhất ở núi Phú Sỹ. Trên đỉnh núi gió nhẹ, nhiệt độ từ 5°C đến 6°C. Mặc dù thời gian mở cửa không nhiều, song hàng năm cũng vẫn lôi cuốn hàng triệu người Nhật Bản và khách nước ngoài đến tham quan, du lịch ở đây.
Với người dân Nhật núi Phú Sỹ trở thành “ngọn núi thiêng”, “ngọn núi thần” che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn: thứ nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasu. Có nghĩa là, vào đêm mùng một Tết, may mắn nhất là những ngưòi nằm mơ thấy núi Phú Sỹ, thứ nhì là chim ưng, thứ ba là cà tím.
Nhiều người sùng bái núi Phú Sỹ đã thành lập một tổ chức tín ngưỡng ngọn núi này gọi là Fuiiko. Việc trèo lên ngọn núi được coi là công việc thiêng liêng mà ai cũng cố gắng được làm một lần trong đời. Những người leo núi thường bắt đầu cuộc hành trình từ buổi chiều, xuyên qua đêm để rồi sáng hôm sau được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc ở trên núi. Từng đoàn người nối đuôi nhau trong màn đêm, ánh đèn pin rực rỡ tiến thẳng lên đỉnh núi, tưởng chừng như một con rồng khổng lồ đang cuộn mình.
Kinh nghiệm chuẩn bị đồ khi leo núi Phú Sĩ
Sức khỏe: Điều kiện nền tảng và tiên quyết để chinh phục núi Phú Sĩ, Nhật Bản là bạn phải có sức khỏe tốt và dẻo dai.
Theo thống kê, chỉ có khoảng 30% số người tham gia leo núi là chinh phục được đỉnh Phú Sĩ mà thôi. Do đó, trước khi quyết định tham gia tour du lịch nặng đô nhất Nhật Bản này, kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ cực bổ ích khuyên bạn nên chuẩn bị thật tốt về mặt sức khỏe, nên tập thể dục, leo cầu thang, chạy bộ đường trường thường xuyên hoặc leo tập ở núi giả, núi nhỏ trước.
Balô: Nên chọn loại gọn nhẹ, không thấm nước và chắc chắn.
Giầy leo núi: Nên chọn những loại giầy leo núi chuyên dụng, nếu không có thì có thể đi giầy thể thao, nhưng phải vừa chân, thoải mái, đế bằng và độ ma sát cao. Đồng thời, phải đi một đôi tất cotton mỏng bên trong để thấm hút mồ hôi và giảm độ ma sát giữa chân và mặt trong của giày, giúp chân đỡ đau hơn.
Găng tay: Theo kinh nghiệm chinh phục núi Phú Sĩ tự túc và trải nghiệm thì bạn nên chuẩn bị găng tay len, có độ bám dính và ma sát cao. Đề phòng trời mưa thì nên chuẩn bị thêm găng tay ni-lông hoặc găng tay không thấm nước
Quần áo: Bạn nên mặc quần áo leo núi chuyên dụng, thoải mái, co giãn và thông thoáng tốt. Nên mang theo áo gió hoặc áo ấm, vì càng lên cao sẽ càng lạnh. Ngoài ra nên có thêm áo mưa đề phòng trời mưa, và nó cũng có tác dụng giữ ấm; khăn bông dày và dài để thấm mồ hôi và giữ ấm cổ hoặc chống cháy nắng vùng gáy.
Những kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ, Nhật Bản quan trọng khác cần phải ghi nhớ
Không nên đi một mình: Đường leo núi Phú Sĩ khá dài và nhiều chặng, cho nên bạn đừng bao giờ đi một mình cả, rất dễ bị lạc đường. Có tổng cộng 10 trạm nghỉ trên núi Phú Sĩ, mỗi trạm cách nhau khoảng 30 phút đi bộ. Tại đây bạn có thể nghỉ ngơi, ăn uống và mua đồ lưu niệm hoặc vật dụng leo núi cần thiết, nhưng giá sẽ khá cao.
Nếu bị đi lạc, bạn nên đứng nguyên tại chỗ chờ người trong đoàn đến tìm hoặc dùng ký hiệu để đánh dấu đường đi, tránh việc không nhận ra điểm mình vừa đứng lúc trước. Tốt nhất, theo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản leo núi Phú Sĩ thì bạn không nên đi một mình, phải đi theo đoàn và có partner đi cùng.
Thuốc: Nên chuẩn bị thuốc cảm cúm và thuốc hạ sốt. Bởi sự thay đổi đột ngột của khí hậu và thời tiết khi chuyển vùng trên núi Phú Sĩ có thể khiến bạn bị cảm hoặc đuối sức. Ngoài ra, theo kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ khi du lịch Nhật Bản tự túc, giá rẻ, vui vẻ và khám phá, những người leo núi không chuyên nên chuẩn bị thêm một bình ô-xi loại nhỏ để đề phòng bị choáng hoặc khó thể khi lên đến khu vực không khí loãng.
Những vật dụng khác cần chuẩn bị để chinh phục Phú Sĩ: Mũ nón rộng vành, đèn pin, gậy, kính mắt, nước uống loại chứa chất điện giải, bổ sung ion và thức ăn nhẹ như lương khô, cơm nắm, socola,…để đề phòng không hợp với đồ ăn ở trạm nghỉ.
Nên dùng xe vận chuyển đến tầng 5: Đoạn đường từ chân núi lên tới đỉnh Phú Sĩ được chia thành 10 tầng (hay 10 trạm). Xe ở trạm dưới chân núi sẽ đưa du khách lên tầng 5 – trạm dừng đầu của núi để bạn chuẩn bị mọi thứ trước khi leo bộ đến tầng 10.
Bạn không nên phá kỷ lục là đi từ chân núi lên vì vừa mất sức vừa mất thời gian (có nhóm đã mất một ngày khi quyết định đi bộ từ tầng 3 và kết quả là đuối sức khi chưa đến tầng 5). Đi xe để tiết tiệm sức lực, vì thực tế chặng đường leo núi từ tầng 5 trở lên rất khó khăn với những thử thách sau:
+ Phải đối mặt với giá lạnh (cái lạnh từ gió, hơi ẩm, và mưa) rất không dễ chịu.
+ Nam giới to khỏe có thể đi trong 5 đến 7 giờ. Nhưng nếu trong đoàn có nữ, các bạn nữ có thể sẽ phải dừng lại nghỉ. Nên bạn cứ thong thả đi chậm, hít thở và ngắm khung cảnh xung quanh. Đi quá nhanh sẽ dễ bị rơi vào tình trạng thiếu oxy, lúc đó còn mất thời gian hơn.
+ Từ tầng 5 lên tầng 6 là đoạn dễ đi nhất. Sang tầng 7 là vách đá dựng đứng. Đến tầng 8, 9, 10 thì khoảng cách giữa các trạm dừng chân ngày càng xa, bắt buộc bạn phải đi không ngừng vì sườn dốc không có chỗ ngồi lại để nghỉ. Nếu ngồi bạn sẽ lạnh cóng vì lúc đó thường là 2-3g sáng. Ngoài ra không khí rất loãng, bạn phải cần dùng đến bình thở oxy.
+ Một điều quan trọng là bạn phải luôn giữ ấm cơ thể. Mang theo cơm nắm trong hộp giữ ấm và nước uống có khoáng chất để giữ sức đi hết đoạn đường dài.