Một người Mỹ nói Trung Quốc không thể xây đường sắt đến Tây Tạng: 23 năm sau kỳ tích xuất hiện, đường sắt Thanh Tạng xác lập 9 kỷ lục thế giới.
Các nước châu Á mở đường bay mới từ tháng 11
Từ tháng 11 nhiều nước khu vực châu Á bắt đầu khai thác đường bay mới tới Việt Nam với mức giá vô cùng ưu đãi. Trong đó nổi bật là đường bay thẳng từ TP HCM – Bali với tần suất hoạt động lớn, du khách sẽ có thêm lựa chọn bay thẳng giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Ngoài ra, đường bay Đà Nẵng – Tokyo được khai thác thêm cũng tạo đà phát triển du lịch giữa hai thành phố trọng điểm. Bên cạnh đó là việc thay đổi quy định mang pin Lithium lên máy bay, các chính sách cấm và hạn chế sản phẩm từ pin Lithium cũng đáng chú ý.
Ngày 27/10/2019, đường bay mới TP HCM – Bali (Indonesia) đi vào hoạt động, thời gian bay là các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 và chủ nhật. Vé khứ hồi có giá ưu đãi từ 69 USD (khoảng 1,6 triệu đồng) chưa gồm thuế phí và có một số điều kiện kèm theo, áp dụng từ nay đến hết 10/11. Đây là đường bay thứ hai của hãng kết nối Việt Nam với Indonesia, sau chặng TP HCM – Jakarta hoạt động từ tháng 12/2012.
Từ 1/11 đến 28/3/2020, Vietnam Airlines mở bán vé ưu đãi Hà Nội – TP HCM với giá 789.000 đồng một chiều (đã gồm thuế, phí). Hành khách sẽ nhận được mức giá này khi đặt các chuyến bay khởi hành trước 6h và sau 21h hàng ngày, với thời gian bay từ 5/11/2019 đến 31/3/2020.
Ngày 31/10, Vietjet khai trương đường bay Đà Nẵng – Tokyo (sân bay Haneda). Chuyến bay khứ hồi khởi hành hàng ngày từ Đà Nẵng lúc 18h10 và cất cánh từ Tokyo lúc 6h40 (giờ địa phương), thời gian bay khoảng 5,5 tiếng mỗi chặng. Đây là chặng quốc tế thứ năm từ Việt Nam đến Nhật Bản, 4 đường bay trước đó nối Hà Nội, TP HCM với Tokyo (sân bay Narita), Osaka (sân bay Kansai). Vào các thứ 7 hàng tuần từ nay đến hết 31/12, hãng bán vé 0 đồng (chưa gồm thuế, phí) cho tất cả các đường bay giữa Việt Nam và Nhật Bản, với thời gian bay 30 ngày kể từ khi đặt vé trừ dịp lễ tết. Riêng đường bay TP HCM – Tokyo (Narita) có thời gian khởi hành từ 12/7 đến 26/10/2019.
Bên cạnh đó, Vietjet Air vừa ký kết hợp đồng đặt mua 20 tàu bay thế hệ mới A321XLR của Airbus vào 31/10 tại Pháp, trở thành một trong những hãng hàng không đầu tiên trên thế giới khai thác dòng tàu tầm xa này. Hãng muốn hiện đại hóa đội bay, phục vụ kế hoạch mở rộng mạng bay quốc tế với tầm bay tới 8.700 km trong thời gian tới.
Từ 15/11, Cục Hàng không Việt Nam bắt đầu áp dụng một sốđiều chỉnh về việc vận chuyển bằng đường hàng không các loại pin Lithium, áp dụng với tất cả các hãng bay đang khai thác tại Việt Nam. Cụ thể, Cục Hàng không ban hành chỉ thị cấm vận chuyển pin Lithium và thiết bị điện tử sử dụng loại pin này làm ảnh hưởng tới an toàn bay. Pin Lithium bị cấm là các loại pin bị hư hỏng hoặc nằm trong danh sách bị triệu hồi của nhà sản xuất, bao gồm cả thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, hành khách có thể mang các thiết bị điện tử có sử dụng loại pin nằm trong danh sách triệu hồi “dưới dạng hành lý xách tay khi đã tắt nguồn trong toàn bộ thời gian bay”. Bên cạnh đó, hành khách cần thông báo ngay cho tiếp viên khi phát hiện các thiết bị có dấu hiệu “hỏng hóc, nóng, tạo khói, bị mất và rơi vào cấu trúc ghế trên tàu bay”.
Nguồn: vnexpress