Cẩm nang chinh phục Yên Tử - hành trình trở về chính mình - Fantasea Travel
  • English
  • Cẩm nang chinh phục Yên Tử – hành trình trở về chính mình

    Đầu xuân năm mới, đừng quên dành thời gian thưởng ngoạn du xuân, nguyện cầu một năm mới bình an may mắn tại danh thắng núi Yên Tử – nơi được coi là “Đất tổ của Phật Giáo Việt Nam”. Chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng. Trên đỉnh núi thiêng Yên Tử còn có một khu di tích lịch sử với những ngôi chùa và tháp cổ cùng rừng cây cổ thụ lâu đời. Đỉnh Yên Tử cũng trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

     

    Lịch sử ghi chép lại rằng, sau khi truyền ngôi, vua Trần Nhân Tông đã khoác áo cà sa  tu hành để có thể tìm đến sự thanh tịnh, quên hết những ganh đua, đố kị của cuộc sống. Từ đó, ông thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.

     

    CHÙA YÊN TỬ

    Thời gian nên đi lễ hội chùa Yên Tử

    Thời điểm Yên Tử đông nhất có lẽ chính là lễ hội Xuân, thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Lúc này, hàng ngàn người đổ từ mọi nơi trên cả nước về Yên Tử để du xuân, để cầu mong cho gia đình, người thân gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có thể đến Yên Tử vào bất cứ thời gian nào trong năm.

    Thời gian du lịch Yên Tử hợp lí nhất là 1 ngày 1 đêm. Bởi Yên Tử có rất nhiều điểm tham quan mà khó có thể đi hết trong 1 ngày. Gợi ý cho bạn địa điểm lưu trú ở chân núi Yên Tử tại đây.

     

    LEGACY YÊN TỬ 2

    Hành trình lên đỉnh núi Yên Tử

    Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh. Tuy thế, rất nhiều người vẫn chọn con đường du lịch truyền thống để thăm toàn tuyến du lịch vì họ có thể chậm rãi thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây.

     

    Legacy Yên Tử

    Những địa điểm tham quan ở Yên Tử

    Chùa Trình/Đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử.

    Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.

    Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.

    Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.

    Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa là nơi Phật Hoàng giảng đạo.

    Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.

    Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.

    Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ.

    An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

    Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất đỉnh núi.

     

    Lưu ý khi đi du lịch Yên Tử

    Ăn mặc lịch sự vì đây là nơi linh thiêng.

    Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn bảo vệ cảnh quan.3. Không nên nói tục, chửi bậy.

    Một kinh nghiệm du lịch Yên Tử dành cho các bạn là nếu thấy quá mệt hoặc xuống sức, hãy dừng chân hít thở thật sâu và uống chút nước để giúp bạn lấy lại năng lượng và có thể tiếp tục quãng đường tiếp theo.

    Ngày cập nhật: 24/01/2020
    Ngày cập nhật: 24/01/2020

    Các tin mới cập nhật