Một người Mỹ nói Trung Quốc không thể xây đường sắt đến Tây Tạng: 23 năm sau kỳ tích xuất hiện, đường sắt Thanh Tạng xác lập 9 kỷ lục thế giới.
Cẩm nang du lịch Yên Tử 2019 chi tiết nhất
Yên Tử không những là điểm thăm quan ngắm cảnh nổi tiếng tại Quảng Ninh, mà nó còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền Phật giáo và được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt nam”. Chính vì vậy mà nơi đây đã thu hút rất nhiều khách thăm quan du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để có được chuyến du lịch Yên Tử an toàn, tiết kiệm thì không phải ai cũng biết? Cùng FantaSea theo dõi bài viết dưới đây để được chia sẻ kinh nghiệm du lịch Yên Tử chi tiết nhất bạn nhé.
Thời điểm nên đi du lịch Yên Tử
Nếu bạn muốn đi du lịch Yên Tử để tham gia lễ hội ở Yên Tử thì bạn nên đi vào đầu năm. Bởi lễ hội Yên Tử thường được tổ chức vào mùng 10-1 đến hết tháng 3 (âm lịch) vì thế bạn có thể lựa chọn thời điểm này để thực hiện cuộc hành trình của mình nhé.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn đi Yên Tử với mục đích để thăm quan, ngắm cảnh thì nên tránh thời gian lễ hội ra nhé để tránh việc phải chen lấn, xô đẩy và không thăm quan được đầy đủ hết các nơi.
Đường đi du lịch Yên Tử từ Hà Nội
Để đi du lịch Yên Tử tiết kiệm và an toàn bạn có thể lựa chọn cho mình phương tiện đi lại sau:
Du lịch Yên Tử bằng xe khách: Hầu như các xe khách đi tuyến Hà Nội – Hạ Long đều phải đi qua Yên Tử bởi vậy bạn có thể đi ra Mỹ Đình bắt các xe như: Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh….
Sau khi đã bắt được xe, bạn nhớ dặn bác tài cho xuống đường đi Yên Tử (chân đền Trình), rồi bạn bắt xe ôm từ đây lên Yên Tử là được. Giá xe ôm ngày thường giao động khoảng 40-50k, bạn nên nắm rõ để tránh bị chặt chém quá nhiều nhé.
Đi du lịch Yên Tử bằng xe máy hoặc ô tô riêng: Bạn có thể lựa chọn 2 con đường đi Yên tử:
+ Đi theo hướng Hà Nội – Uông Bí: Bạn xuất phát đi từ nhà tới cầu Chương Dương rồi đi tới đường Nguyên Văn Cừ -> thành phố Bắc Ninh -> đi theo quốc lộ 18 để đến đền Trình. Nếu bạn đi bằng xe máy thì nên dừng chân lại đây nghỉ ngơi và đổ xăng, sau đó tiếp tục đi lên Yên Tử nhé.
+ Đi theo hướng Hà Nội – Hải Phòng: Đi theo quốc lộ 5 -> 14 QL5 khoảng 94km là bạn đã tới khu vực Quán Toan. Sau đó từ đây, bạn đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất (rẻ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4, tổng đoạn này 6km là bạn tới chân cầu Kiền. Tiếp tục, đi dọc theo QL10 đến đoạn QL18 rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử.
Lưu ý: Nếu bạn tự đi du lịch phượt Yên tử bằng xe máy hoặc ô tô riêng thì theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử an toàn thì bạn nên đi vào lúc sáng sớm khi trời còn mát và chia đoạn đường ra làm vài ba chặng để nghỉ ngơi và đổ xăng nhé.
Hành trình leo núi và điểm thăm quan Yên Tử
Leo núi Yên Tử bằng cáp treo: Hệ thống cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2km lên tới độ cao 450m gần chùa Hoa Yên. Với cách này, bạn không những tiết kiệm được sức lực khi leo núi, mà từ trên cao bạn còn có thể ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Yên Tử với những cây tùng hàng trăm năm tuổi cùng bầu không khí trong lành giúp du khách khi đi cáp treo sẽ có được cảm giác thoải mái.
Leo núi Yên Tử bằng đường bộ: Với đoạn đường dài hơn 6km, cùng hàng nghìn bậc đá xếp, du khách khi đi leo núi đường bộ sẽ được hòa mình vào thiên nhiên giữa tán rừng trúc, rừng thông cũng rất thú vị đấy nhé. Vì leo núi một đoạn đường khá dài, mất nhiều sức nên việc bạn chuẩn bị cho mình những chai nước khoáng, nước lọc và một chút đồ ăn nhẹ bên theo mình là rất cần thiết.
Một số điểm thăm quan Yên Tử
Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Để đi tới được chùa Giải Oan, bạn cần đi qua cây cầu đá xanh nối với hai bờ suối. Cầu dài 10m với kiến trúc đơn giản, tạo nên vẻ đẹp cổ kính. Theo tục truyền xưa kia, sau khi vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con trai đã lên núi tìm đến cõi Phật, và rất nhiều cung tần mỹ nữ của ngài đã khuyên ngăn nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối để tự vẫn. Vì thương cảm nên ngài đã xây dựng nên ngôi chùa Giải Oan để siêu độ cho những người vì mình mà chết. Chùa Giải Oan hay còn gọi là chùa Hạ, là một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Khi lên tới chùa, trước sân chùa bạn sẽ dễ dàng thấy 6 ngọn tháp, tháp lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Chùa Hoa Yên: Với chiều cao 534m, chùa Hoa Yên (chùa Cả) được xem là ngôi chùa to và đẹp nhất ở Yên Tử. Được xây dựng từ đời nhà Lý và có tên là Phù Vân, sau đó tới đời nhà Trần thì lại được đổi tên là Vân Yên. Cuối cùng đến đời nhà Lê, đúng lúc vua Lê Thánh Tông đi thăm chùa vào mùa hoa cỏ mọc xanh tươi, nên lại được đổi tên thành Hoa Yên cho tới bây giờ.
Chùa Một Mái: Chùa Một Mái hay còn gọi là chùa Bán Mái, ngôi chùa này với kiến trúc ba gian tương ứng với 3 bàn thờ: Bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Đặc biệt, ngôi chùa này còn được gắn liền với huyền thoại kể về dòng “sữa mẹ” và “đụn gạo”.
Chùa Đồng: Đây cũng là một trong những ngôi chùa đẹp ở Yên Tử bạn không thể bỏ qua nhé. Nằm trên đỉnh núi Yên Tử với độ cao 1.068m và được xây dựng từ đời nhà Hậu Lê với tên gọi là Thiên Trúc Tự. Chùa Đồng với tên gọi như vậy bởi chùa được làm bằng đồng nguyên chất với chiều rộng 3,6m, chiều dài 4,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn tạo nên ấn tượng cho du khách khi tới đây. Ngôi chùa giống như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.
Trên đây là 4 ngôi chùa ở Yên Tử không thể bỏ qua, ngoài ra, nếu có nhiều thời gian bạn cũng nên tham quan thêm một số địa điểm du lịch đẹp nhất ở Yên Tử như: Tháp Tổ, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc và tham quan công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam là thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cũng rất thú vị đấy.
Khách sạn tại Yên Tử
Thông thường một chuyến du lịch Yên Tử chỉ đi kéo dài một ngày vì người hành hương đến bái Phật là chính nên xung quanh Yên Tử không có nhiều khách sạn. Nhưng nếu bạn muốn trảu nghiệm cảm giác thiền định, khai tâm dưới chân đất Phật và tìm hiểu về lịch sử văn hóa nhà Trần cũng như theo dấu chân Phật Hoàng Trần Nhân Tông thì hãy nán lại đây đôi ngày, để vừa có thời gian thành tâm niệm Phật, vừa có thời gian ngắm cảnh cũng như nghỉ ngơi thư giãn. Trong thời gian ấy hãy dừng chân tại MGallery Legacy Yên Tử – khách sạn 5 sao do kiến trúc sư nổi tiếng Bill Bensley thiết kế nằm ngay dưới chân núi Yên Tử. Đây là điểm đến dành cho du khách muốn tìm kiếm không gian nghỉ dưỡng tâm linh thiền định. Nơi đây được xây dựng theo mô phỏng kiến trúc thời nhà Trần với các gian phòng đều có nghiên bút bằng gỗ được dùng trong thư pháp và phòng khách lấy ánh nắng hiên trời. Legacy Yên Tử MGallery by Sofitel đánh thức du khách bằng thế giới quan tự khám phá bản thân, chiêm nghiệm và biến đổi trong đời sống tâm linh.
LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN MGALLERY LEGACY YÊN TỬ
FantaSea Hà Nội: Tầng 4, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. Tel: 024.6258 8855
FantaSea Sài Gòn: Tầng 2, 41A Nguyễn Phi Khanh, Quận 1, TPHCM. Tel: 028.6298 8855
FantaSea Sydney: Suite 801/33 Devonshire, Chatswood, NSW 2067. Tel: 042 118 3888
Email: sales@fantasea.vn | Web: www.fantasea.vn & www.ozgo.vn