Một người Mỹ nói Trung Quốc không thể xây đường sắt đến Tây Tạng: 23 năm sau kỳ tích xuất hiện, đường sắt Thanh Tạng xác lập 9 kỷ lục thế giới.
Trung Quốc vào thu – nét đẹp mê hoặc từ cổ trấn bên sông
Sở hữu diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng và cảnh đẹp thiên nhiên tráng lệ, không khó để du lịch Trung Quốc vang danh khắp trốn. Đã đến Trung Quốc mấy ai không siêu lòng trước những cổ trấn đẹp như tranh với nét cổ kính và trầm mặc đặc biệt khi thu sang gió nhè nhẹ. Cùng khám phá các cổ trấn nổi tiếng nhất của Trung Quốc để có động lực xách vali lên và cùng người thương đi nhé.
Phượng Hoàng Cổ Trấn, Hồ Nam
Phượng Hoàng là thị trấn 1.300 năm tuổi, nép mình dưới chân những ngọn núi hùng vĩ ở rìa sông Đà Giang. Thị trấn cổ của Hồ Nam là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Miêu, Hán, Hồi, Thổ Gia, với những phong tục và văn hoá đặc trưng. Ở đây có nhiều cây cầu bằng gỗ hoặc đá với công trình kiến trúc phố xá mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa với mái ngói cổ âm dương, tượng phù điêu… Bầu không khí trầm mặc từ hàng ngàn năm trước còn lưu giữ lại nơi đây là đủ để khiến bạn phải chầm chậm từng bước từng bước cảm nhận không khí. Có lẽ Phượng Hoàng Cổ Trấn là địa danh nổi tiếng nhất hiện nay đối với người Việt. Do người Trung ít sử dụng tiếng Anh nên bạn có thể đặt tour khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn để có chuyến đi thật trọn vẹn.
Lệ Giang, Vân Nam
Khu vực thành cổ Lệ Giang gồm Bạch Cát, Thúc Hà và Đại Nghiên, được xây dựng vào cuối đời Tống. Trong đó, Đại Nghiên là khu lớn nhất, được mệnh danh là thắng cảnh nên thơ nhất nhì nước này. Vào thu nơi đây hiện lên như một bức tranh cổ với kiến trúc cổ, mái ngói âm dương, cột gỗ đặc trưng kiểu Trung Hoa; những con đường lát đá vuông cạnh và 354 cây cầu bắc qua dòng sông Ngọc (Ngọc Hà). Lệ Giang nằm ở giáp biên giới với Tây Tạng, nên kiến trúc nơi đây là sự giao thoa giữa nhiều dân tộc: Hán, Bạch, Tạng, Nạp Tây. Phố xá trong cổ trấn gắn liền với sông núi, hoa cỏ nên lúc nào cũng khiến lữ khách cảm thấy yêu đời và thích thú.
Đồng Lý, Tô Châu
Đồng Lý là thị trấn nhỏ gần Châu Chang, thuộc Tô Châu, được ca ngợi là đẹp như tranh vẽ. Thị trấn được tạo thành từ 7 hòn đảo, kết nối bằng 49 cây cầu. Nơi đây có các công trình kiến trúc từ thời nhà Minh và nhà Thanh, được giữ gìn khá nguyên vẹn. Điểm nổi bật của cổ trấn này là các con kênh, cây cầu chạm khắc tinh xảo, các vườn hoa đủ màu sắc và đặc biệt là những ngôi nhà cổ kính soi bóng bên dòng nước. Du khách có thể ngồi trên thuyền để dòng nước đưa đến những địa danh đẹp nhất, từ từ thưởng ngoạn vẻ đẹp bên đường và hít thở bầu không khí trong lành.
Châu Trang, Giang Tô
Nằm cách thành phố Côn Sơn khoảng 40km, cổ trấn Châu Trang thuộc tỉnh Giang Tô là đô thị bên sông ra đời sớm và tiêu biểu nhất Trung Quốc. Người Trung Quốc thường tự hào gọi Châu Trang là thị trấn nước đệ nhất hay “Venice của phương Đông”. Không xa hoa, tráng lệ, thị trấn Châu Trang mang trong mình một vẻ bình dị, mộc mạc tạo nên sức quyến rũ với du khách xa gần. Những cây cầu bắc qua sông xen kẽ với đường phố, người dân chèo thuyền trên các kênh rạch nhỏ. Trong không gian thanh bình của Châu Trang, dường như những vướng bận của cuộc sống được gác lại nhường chỗ cho những lắng đọng trong tâm hồn.
Ô Trấn, Chiết Giang
Nằm ở trung tâm của 6 thị trấn cổ phía nam sông Dương Tử, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Ô Trấn là thành cổ tuyệt đẹp với hơn 1300 năm lịch sử thể hiện qua những cây cầu đá cổ, những con đường lát đá và những công trình gỗ chạm khắc tinh tế. Trải qua hơn 1.000 năm, Ô Trấn chưa từng thay đổi tên gọi, kiến trúc và cả văn hoá. Các tòa nhà truyền thống, lan can và cầu vòm, cổng cong trên đường phố, nhà ở với khoảng sân rộng rãi, bờ sông và hành lang tất cả đều được bảo tồn rất tốt. Trong thị trấn sông ngòi đan xen chằng chịt, có nhiều điểm hội tụ của các con sông, nhà dân được xây dựng ngay bên bờ sông, lầu các chênh vênh trên mặt nước, điển hình của phong cảnh miền quê sông nước Giang Nam Trung Quốc.
Tây Đệ, An Huy
Thôn Tây Đệ nằm tại huyện Y, thành phố Hoàng Sơn, phía Nam tỉnh An Huy Trung Quốc là 1 thị trấn cổ tồn tại từ thời nhà Tần. Tây Đệ được mệnh danh là “ngôi làng trong Đào Nguyên Minh”. Tương truyền ông tổ của thôn này là Hồ Thị Thủy, con của Đường Chiêu Tông, do đi lánh nạn, lưu lạc khắp nơi sau đó đến sống ở đây rồi đổi thành họ Hồ. Thôn Tây Đệ được xây dựng theo sự chỉ dẫn của thầy địa lý. Thôn có hình dáng của một con thuyền, dài 700m, rộng 300m. Cách bố trí của thôn ngụ ý “trôi theo dòng nước về phía Tây sẽ được các vị thần giúp đỡ lấy chân kinh, từ đó sẽ đại cát đại lợi”. Thôn Tây Đệ bốn mặt đều giáp núi. Nước trong thôn trong xanh, cây cối um tùm, tường nhà màu trắng, ngói màu đen. Những ngôi nhà cổ ở đây được xây hoặc liền sát nhau hoặc được xây tách rời độc lập, hầu hết đều có giếng trời, xung quanh có tường bao bọc, không khí vào trong nhà theo giếng trời. Tường và mái của các giếng trời đều nghiêng vào trong mảnh đất để nước mưa chảy vào trong, ngụ ý nước non phì nhiêu không chảy ra ngoài.