Cẩm nang du lịch Quy Nhơn - FantaSea Travel
  • English
  • Cẩm nang du lịch Quy Nhơn từ A đến Z

    Kỳ Co Quy Nhơn Kỳ Co Quy Nhơn

    Quy Nhơn – Thiên đường biển đảo không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ đẹp hút hồn du khách mà còn có những món ăn ngon cực đã quên lối về. Hãy cùng FantaSea Vietnam lưu lại cẩm nang du lịch Quy Nhơn với rất nhiều thông tin hữu ích về địa điểm thăm quan, phương tiện đi lại, khách sạn, món ngon địa phương… Chắc chắn bạn sẽ có một chuyến đi đã đời tới Quy Nhơn dịp hè này nhé!

     

     

     

    NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN NỔI TIẾNG Ở QUY NHƠN

    BÃI BIỂN VẦNG TRĂNG KHUYẾT: Nằm ngay cạnh trung tâm thành phố, bãi biển chính của Quy Nhơn này uốn cong theo vầng trăng khuyết với bãi cát vàng thoai thoải trải dài 5 km từ mũi Tấn đến Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn.

    EO GIÓ: Nằm trên địa bàn xã Nhơn Lý, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km, Eo Gió là một địa danh du lịch mới mà du khách khi đến thành phố biển miền Trung này đều muốn ghé tham quan. Tên gọi Eo Gió bắt nguồn từ hình dáng địa lý của khu vực này, đứng từ trên các mỏm đá xung quanh nhìn xuống bạn sẽ thấy một eo biển nhỏ được che chắn bởi dãy núi như một vòng tay ôm gọn bãi biển tuyệt đẹp ở đây.

    KỲ CO: Cũng nằm trên địa bàn xã Nhơn Lý, cách Quy Nhơn khoảng 25km, bãi Kỳ Co mang một vẻ đẹp hoang sơ mà ít người biết đến. Đây được xem là “đệ nhất thiên đường” của Nhơn Lý bởi bãi tắm Kỳ Co là bãi ngang, có diện tích hơn 1km² với bờ biển nông, lặng sóng, nước biển trong xanh được bao bọc bởi gành đá núi kỳ vĩ. Để đến Kỳ Co, bạn có thể đi bằng thuyền hoặc canô chỉ mất khoảng 20-30 phút.

    ĐỒI CÁT PHƯƠNG MAI: Cách thành phố Quy Nhơn chừng 20km, nằm ngay bên bãi biển Nhơn Lý, đồi cát Phương Mai thuộc xã Nhơn Lý được xem là điểm du lịch thú vị và hút hồn du khách bởi vẻ đẹp còn rất hoang sơ, quyến rũ. Đi bộ trên những đồi cát có độ cao 100 m so với mực nước biển, du khách có cái nhìn bao quát thiên nhiên nơi đây. Ở độ cao này, du khách tha hồ ngắm nhìn những triền cát với vân cát uốn lượn kéo dài cả cây số, những rừng dương mới lên xanh ngát, gió từ biển thổi vào mát rượi tạo một cảm giác thật thoải mái.

    HÒN SẸO: Là một hòn đảo nhỏ nằm về hướng Đông Nam của xã Nhơn Lý, cách đất liền khoảng 5km, đi bằng thuyền hoặc canô sẽ mất khoảng 20 -30 phút. Ở đây, các bãi tắm là bãi đá cuội tròn (không có bãi cát) được tạo nên từ những vách đá bị bào mòn nên có vực nước sâu, bên dưới là những rạn san hô, thích hợp cho việc khám phá đáy biển, bắt các loại ốc vú nàng, bào ngư… hoặc câu cá.

    HÒN KHÔ: Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16 km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho làng chài Nhơn Hải. Trong mùa biển động, Hòn Khô đón những con sóng lớn tung bọt trắng xóa trông xa như những đóa hoa biển kỳ ảo. Mùa biển yên, Hòn Khô lại quyến rũ mời chào du khách với những bãi cỏ xanh mượt như nhung và lạch nước ngọt nứt từ vách đá.

    CÙ LAO XANH: Cách Quy Nhơn khoảng 20km, Cù Lao Xanh hay còn gọi là xã đảo Nhơn Châu là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người đất võ. Du khách sẽ được đắm mình trong một khoảng không gian bất tận của biển trời và đảo xanh. Vào lúc hoàng hôn, du khách sẽ được ngắm khung cảnh đẹp như tranh vẽ với những chiếc thuyền con dập dềnh trên sóng biển, tìm hiểu cuộc sống dung dị của người dân làng chài trong khung cảnh yên bình. Để đi Cù Lao Xanh, các bạn đến cảng Quy Nhơn, tìm tàu Nhơn Châu. Một ngày có hai chuyến là 7h30 và 12h30.

    THÁP ĐÔI: Tòa tháp đôi nằm ngay trên đường Trần Hương Đạo thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, mang đậm kiến trúc Champa, gồm 2 tháp, trong đó tòa tháp phía Bắc cao 20m còn tòa tháp phía Nam cao 18m. Trải qua nhiều biến cố của thời gian, tháp đã bị tàn phá và hư hỏng nặng. Đến năm 2008 tháp được đầu tư, tu bổ lại theo đúng hình dáng và kiến trúc ban đầu.

    THÁP BÁNH ÍT: Tháp Bánh Ít nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách Quy Nhơn khoảng 20km, ngay bên quốc lộ 1A. Nhìn từ xa, cụm tháp trông giống như bánh ít – một loại đặc sản ở Bình Định – nên người dân địa phương gọi nơi đây là tháp Bánh Ít. Tháp được người Chăm xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Mới đây, một nhóm tác giả người Anh đã đưa tháp Bánh Ít vào 1001 công trình kiến trúc mà bạn nhất định phải ghé thăm một lần trong đời.

    GHỀNH RÁNG: Khí hậu trong lành và phong cảnh hữu tình nơi đây đã được vua Bảo Đại chọn làm nơi nghỉ mát từ năm 1927. Dưới chân Ghềnh Ráng, là bãi tắm độc đáo với vô số viên đá cuội được sóng biển mài nhẵn, dành riêng cho hoàng hậu Nam Phương nên còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Từ trên sườn đồi có thể ngắm bao quát toàn bộ phía Đông thành phố Quy Nhơn như một bức tranh thủy mặc. Địa chỉ khu du lịch Ghềnh Ráng ở số 3 đường Hàn Mặc Tử.

    CẦU THỊ NẠI: Đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội, dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai. Công trình kỳ vĩ này được xây dựng trong 4 năm và hoàn thành năm 2006. Cầu gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn đầu cầu. Đầm Thị Nại cũng là một điểm đến với cảnh quan yên bình.

    HẦM HÔ: Hầm Hô là một danh thắng nổi tiếng ở Bình Định, thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km về phía Tây Bắc. Hầm Hô là hợp lưu của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ ra sông Phú Thắng, dài khoảng 3km, lòng sông rộng 30m với nhiều đá ngầm, đá nổi nhấp nhô. Đến Hầm Hô, du khách ngỡ ngàng trước một vùng mây nước trong xanh, giữa lòng sông rộng lớn là những khối đá tạo hình bắt mắt. Nước sông trong mát có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội dưới dáy.

    MŨI VI RỒNG: Mũi Vi Rồng cách thị trấn Phù Mỹ khoảng 20km về phía xã Mỹ Thọ, là một ghềnh đá màu đỏ nổi lên giữa biển cao 20m, giữa ghềnh đá có một khoảng trống. Ngày đêm sóng bờ xô bờ chảy vào rồi trào ra, nhìn từ xa giống như rồng phun nước trắng xóa tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp mắt. Khi triều xuống khu vực mũi Vi Rồng hiện ra nhiều bãi đá như: bãi Bàn, Đá Dựng lô xô kỳ thú. Mũi Vi Rồng giống như một con rồng đang vươn mình ra biển lớn. Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn ở Bình Định bạn không nên bỏ qua.


    Tham khảo thêm:

    Combo Bamboo Airways Quy Nhơn Hè 2019

    Khách sạn tại Quy Nhơn giá tốt nhất


    KHU TƯỞNG NIỆM HÀN MẶC TỬ: Bắt đầu từ dốc đá hay còn gọi là dốc Mộng Cầm trong khu du lịch Ghềnh Ráng, bạn đi bộ men theo con đường đá quanh co uốn lượn, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên thơ mộng nơi đây. Lên lưng chừng dốc, viếng mộ Hàn Mặc Tử bạn sẽ nhìn thấy các bài thơ được viết trên những tảng đá lớn với không gian xanh mướt cùng khuôn viên rừng dương thoáng đãng.

    LINH PHONG TỰ: Toạ lạc trên dãy núi Bà thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, Linh Phong Tự hay còn gọi là Chùa Ông Núi là di tích lịch sử văn hoá quốc gia, đến nay đã qua 12 đời thừa kế. Để đến được cổng chùa Linh Phong, du khách phải đi bộ qua hàng trăm bậc đá từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m. Chùa Linh Phong nổi tiếng với Tượng Phật Thích Ca ngồi có chiều cao là 69m, đường kính chân tượng là 52m – đây là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

    ĐÀN TẾ TRỜI ĐẤT: Đàn tế trời đất hay còn gọi là Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, tỉnh Bình Định sẽ là điểm đến hấp dẫn với những khách hành hương. Đàn tế Trời Đất, Đền Ấn, được bố trí theo trục trần đạo hướng Nam – Bắc, trên khu đất rộng 46 ha, nhân kỷ niệm 220 năm ngày mất Hoàng Đế Quang Trung (1792 – 2012).

    BẢO TÀNG QUANG TRUNG: Nằm cách thành phố Quy Nhơn 50km về phía Tây Bắc, thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn. Bảo tàng được xây dựng năm 1978 theo lối kiến trúc cổ, dáng vẻ uy nghiêm, là nơi lưu giữ lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Bảo tàng có 9 phòng trưng bày với những di vật quan trọng liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Nằm trong quần thể Bảo tàng Quang Trung là điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt và các danh tướng thời Tây Sơn. Điện được xây dựng trên chính nền nhà cũ của ba anh em nhà Tây Sơn. Điện được nhân dân góp công xây dựng vào năm 1958 và hoàn thành vào năm 1960 với tổng thể diện tích 2.325m².

    FLC ZOO-SAFARI PARK: Là vườn thú bán hoang dã đầu tiên ở Bình Định nằm trong quần thể vui chơi nghỉ dưỡng FLC ở xã Nhơn Lý. Vườn thú FLC Quy Nhơn có diện tích 38,5 ha, là nơi bảo tồn cho hơn 1.000 cá thể động vật. FLC Zoo-Safari Park được xây dựng theo mô hình bán hoang dã, với các động vật quý, hiếm được chăm sóc và bảo tồn trong môi trường gần tiếp cận với môi trường tự nhiên. Đây là cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đã được cấp giấy chứng nhận, nhằm bảo tồn nguồn gen động vật quý, hiếm, mang tới những trải nghiệm mới lạ độc đáo cho du khách.

     

    2- PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN Ở QUY NHƠN

    Tới Quy Nhơn, bạn có rất nhiều lựa chọn để đi lại. Nếu đi nhóm tốt nhất là thuê taxi hoặc thuê xe ô tô dịch vụ, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiện lợi và an toàn. Nếu bạn là người ham xê dịch, thích trải nghiệm, hãy thuê một chiếc xe máy vi vu khắp nơi để cảm nhận được tận cùng vẻ đẹp thiên nhiên khoáng đạt và cuộc sống tươi đẹp của mảnh đất này.

    TAXI QUY NHƠN 
    Taxi Mai Linh Bình Định: 0256 38 38 38 38
    Sun Taxi Bình Định: 0256 3 68 68 68, 0256 3 56 56 56
    Taxi Quy Nhơn: 0256 3 815 815

    THUÊ XE Ô TÔ CÓ LÁI
    Du lịch Miền Trung: 0256 394 68 88, 0914 737 888, 0913 440 988
    Du lịch Hải Âu: 0256 3 747 747, 0919 43 46 48

    THUÊ XE Ô TÔ TỰ LÁI 
    Dịch vụ Xứ Nẫu: 093 599 5388

    THUÊ XE MÁY Ở QUY NHƠN 
    Cường Thịnh: 103 Chương Dương, Quy Nhơn. Tel: 0978 665 826, 0978 285 707
    Anh Trung: 214 Nguyễn Thị Minh Khai, Quy Nhơn. Tel: 091 473 7888, 056 394 6888
    Anh Trưởng: 168 Nguyễn Thị Định, Quy Nhơn. Tel: 098 427 6302
    Xuân Tính: 162 Tây Sơn, Quy Nhơn. Tel: 091 428 9354
    Xe Du Lịch Giá Rẻ: 134/3 Diên Hồng, Quy Nhơn. Tel: 0168 880 9015

     

    KHÁCH SẠN, RESORT TỐT NHẤT TẠI QUY NHƠN

    Dưới đây là top 9 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tốt nhất ở Quy Nhơn mà bạn có thể lựa chọn: 

    Khách sạn Sài Gòn Quy Nhơn 4 sao => TP Quy Nhơn 
    Khách sạn Mường Thanh 4 sao => TP Quy Nhơn 
    Khách sạn Hải Âu (Seagull) 4 sao => TP Quy Nhơn 
    Royal Hotel & Healthcare Resort 4 sao => Ghềnh Ráng 
    Casa Marina Resort Quy Nhơn 4 sao => Ghềnh Ráng 
    Crown Retreat Quy Nhơn 4 sao => Trung Lương 
    Aurora Villas & Resort Quy Nhơn 4 sao => Ghềnh Ráng 
    AVANI Quy Nhơn Resort & Spa 5 sao => Ghềnh Ráng 
    FLC Quy Nhơn Beach Resort 5 sao => Nhơn Lý, Eo Gió

     

    MÓN ĂN NGON NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ

    Đến Quy Nhơn, bạn không thể thờ ơ với những món ăn bình dân ngon và rẻ luôn làm nức lòng du khách phương xa.

    BÁNH CANH: Đây là đặc sản khá nổi tiếng ở Quy Nhơn, được bày bán ở nhiều con phố. Sự độc đáo của bánh canh chính là cách làm bánh, chả và chế biến nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị. Còn sợi bánh làm bằng bột gạo pha với bột mì, khi chín có độ dai và màu trong rất lạ. Nước dùng chủ yếu nấu bằng xương cá, đầu cá tạo ra cái ngọt thanh thanh, để lại cho người ăn cảm giác khó quên.
    + Bánh canh Bà O: 354 Bạch Đằng, Quy Nhơn 
    + Bánh canh cua O Huệ: 28 Trường Chinh, Quy Nhơn
    + Bánh canh tôm Ba Hiên: 173 Phan Đình Phùng, Quy Nhơn
    + Bánh canh Tư Ù: 16 Ngọc Hân Công Chúa, Quy Nhơn
    + Bánh canh Quý Nữ: 20 Ngọc Hân Công Chúa, Quy Nhơn

    BÁNH HỎI CHÁO LÒNG: Bánh hỏi là đặc sản Bình Định. Bánh hỏi và cháo lòng tuy là hai món ăn khác nhau nhưng lại được người dân địa phương kết hợp với nhau tạo nên món ăn thú vị. Bánh hỏi là biến thể của bún tươi. Còn cháo được nấu khá loãng, bằng huyết ninh với nước cốt hầm từ xương và lòng lợn. Cháo vừa ngọt lại vừa thơm, ăn cùng với đĩa lòng lợn được chế biến khéo léo khiến món ăn này trở nên ngon ngọt khác thường.
    + Bánh hỏi lòng heo Hồng Thanh: 22 Phan Bội Châu, Quy Nhơn
    + Bán hỏi lòng heo Mẫn: 76A Trần Phú, Quy Nhơn
    + Bánh hỏi cháo Lòng Cô Năm: 41 Nguyễn Chánh, Quy Nhơn
    + Bánh hỏi lòng heo Mai Tư: 76 Trần Phú, Quy Nhơn

    BÁNH XÈO TÔM NHẢY: Là một trong những món ăn đặc sản nức tiếng của miền đất võ Bình Định. Là món ăn bình dân dã được rất nhiều người yêu thích, bánh xèo được làm từ bột gạo có quyện một chút bột nghệ và nước cốt dừa. Phần nhân bao gồm tôm đất nhỏ nhưng chắc thịt. Đĩa bánh xèo dọn ra với sắc màu vàng của nghệ, màu trắng phau của giá, màu đỏ của tôm và màu xanh của rau hòa quyện thành một món ăn đẹp mắt.
    + Bánh xèo Cô Năm: Đầu cầu Mỹ Cang, Phước Sơn, Tuy Phước
    + Bánh xèo Ông Hùng: 24 Diên Hồng, Quy Nhơn
    + Bánh xèo Gia Vỹ: 19 Diên Hồng và 118 Đống Đa, Quy Nhơn
    + Bánh xèo Rau Mầm: 91 Đống Đa, Quy Nhơn
    + Bánh xèo Anh Vũ: 14 Diên Hồng, Quy Nhơn

    NEM NƯỚNG NEM CUỐN: Nem chợ huyện ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính ở đây vẫn là thịt được chế biến từ heo cỏ nuôi dân dã. Nem có thể ăn với rau thơm, cuốn với bánh tráng, hoặc chỉ ăn mỗi nem để tận hưởng hương vị độc đáo của món đặc sản này. Nem khi được ăn chấm với nước mắm hay nước tương tùy theo khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, nước chấm được ưa thích nhất vẫn là nước chấm được pha loãng với lạc giã nhỏ thêm đường và tỏi, ớt khiến nước chấm sánh, đậm đà.
    + Nem nướng Lợi: 113 Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn
    + Nem nướng Bà Tám: 444 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn
    + Nem nướng: 7 Hải Thượng Lãn Ông, Quy Nhơn

    BÁNH BÈO CHÉN: Bánh bèo chén được làm từ bột gạo, tạo khuôn bằng những chiếc chén nhỏ. Mỗi chiếc bánh bèo chén Quy Nhơn chỉ có đường kính khoảng 2 đốt ngón tay. Giữa lòng chiếc bánh có một lỗ lớn, hõm xuống như má lúm đồng tiền. Mỗi đĩa bánh bèo thường được bày khoảng 10 chiếc nhỏ xinh, trắng muốt, thơm mùi gạo, dai và không hề bở. Sau đó người chế biến sẽ rắc ruốc tôm, đậu phộng giã nhỏ và hành lá lên trên, cuối cùng là chan nước chấm và rắc thêm vài mẩu bánh mì chiên giòn.
    + Bánh bèo Cây Mận: 742 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn 
    + Bánh bèo Bà Xê: Trần Nguyên Đán, Quy Nhơn 
    + Bánh bèo Trần Thị Kỷ: 31-35 Trần Thị Kỷ, Quy Nhơn 
    + Bánh bèo Nguyễn Thị Minh Khai: 440 Nguyễn T. Minh Khai, Quy Nhơn 
    + Bánh bèo Ngô Mây: 69/14 Ngô Mây, Quy Nhơn 
    + Bánh bèo, bánh căn: Ngã tư Võ Mười – Nguyễn T. Minh Khai, Quy Nhơn 
    + Bánh bèo, bánh lọc: 79 Vũ Bảo, Quy Nhơn

    GỎI SỨA: Gỏi sứa tai và gỏi sứa chân là món ăn được nhiều du khách đến Bình Định ưa thích. Gỏi sứa tai được làm từ sứa tai bóp sơ sau đó trộn cùng các loại gia vị, đậu phộng, chuối xanh, mướp đắng xắt mỏng, xoài xanh bào sợi và các loại rau thơm như rau răm, rau húng. Để làm gỏi sứa chân cầu kỳ hơn vì phải trộn cùng với thịt gà hoặc thịt lợn xắt mỏng cùng các loại ớt, xoài băm nhỏ, đậu phộng rang và một số loại rau thơm khác. Món ăn này sẽ ngon hơn nếu được chấm với mắm ruốc.

    GỎI CÁ CHÌNH: Là địa phương có nhiều ao, đầm nên Bình Định đã tạo môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá đặc sản, trong đó có cá chình. Cá chình có thể chế biến nhiều món khác nhau, nhưng người dân bản địa và cả thực khách đều khoái khẩu nhất với món gỏi cá chình. Gỏi cá chình là một món ăn được chế biến vô cùng công phu từ việc chọn cá tươi sống đến công đoạn tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng nhất. Gỏi cá chình được xúc ăn với bánh tráng nướng và nước mắm giã gừng.

    Bạn có thể thưởng thức gỏi sứa, gỏi cá chình và rất nhiều món hải sản tươi sống khác tại các quán hải sản ở trung tâm thành phố Quy Nhơn hoặc khu du lịch Eo Gió. 
    + Quán Hải Sĩ: 35B Nguyễn Huệ, Quy Nhơn 
    + Nhà hàng C.ine: 94 Xuân Diệu, Quy Nhơn 
    + Quán Chín Mẫn: 6 Xuân Diệu, Quy Nhơn 
    + Quán Hoàng Thao: Eo Gió, Nhơn Lý 
    + Quán Hướng Dương: Eo Gió, Nhơn Lý

     

    QUÀ DU LỊCH NHẤT ĐỊNH PHẢI RINH VỀ

    Nếu bạn đã tới du lịch Quy Nhơn, nhất định phải rinh về một trong các món quà sau cho người thân và bạn bè nhé:

    BÁNH TRÁNG NƯỚC DỪA: Đây là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích và mua về làm quà mỗi khi ghé Quy Nhơn. Bột bánh được pha từ bột gạo trộn với bột mì hòa hợp với nước cốt dừa và cơm dừa xay nhỏ. Thêm vào một ít gia vị như muối, mè, hành tím, tiêu, ớt để ra hương vị tuyệt vời nhất. Mọi thứ được trộn đều vào nhau, giờ chỉ còn đợi người tráng bánh ngồi bên bếp trấu nóng tráng bánh để bắt đầu ra đời những mẻ bánh thơm ngon. Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ ăn riêng chứ không dùng kèm các món khác như bánh tráng mè thông thường.

    TRÉ BÌNH ĐỊNH: Tré Bình Định được tạo hình như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu. Đây là một trong những “mồi nhậu” của người dân bản địa khi uống rượu bầu đá. Nguyên liệu để làm nên tré là thịt tai, thịt đầu, thịt ba chỉ cùng với mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Khi thưởng thức, chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài là có thể ăn ngay. Món này thường được cuốn với bánh tráng cùng các loại rau sống, chấm mắm.

    MỰC NGÀO TỎI ỚT: Không khó để tìm mua mực ngào tỏi ớt bởi chúng được bán ở hầu hết các quán hàng ven biển hoặc trong thành phố. Để làm món này, khô mực sau khi nướng sơ sẽ tẩm các loại gia vị như mạch nha, ớt xào, tỏi… cho ngấm đều. Món ăn với đủ vị cay, mặn, ngọt mang đậm hương vị biển Quy Nhơn, rất thích hợp làm quà biếu hoặc mồi nhậu trong những buổi tụ tập bạn bè.

    BÁNH ÍT LÁ GAI: Là thứ bánh đơn sơ, mộc mạc và hồn hậu như con người đất võ nhưng hương vị ngọt lành của bánh ít lá gai luôn hấp dẫn du khách. Bánh ít lá gai được sử dụng trong những ngày giỗ, ngày lễ như cưới hỏi, thể hiện sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ. Bánh được làm bằng bột nếp với lá gai và đường cát, nhân bánh làm bằng đậu xanh hoặc dừa nạo. Bánh ít lá gai dẻo, thơm, ăn không dính răng với vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị bùi của đậu xanh, hương cay nồng của gừng tạo thành một món ăn đậm đà hồn quê Bình Định.

    NEM CHỢ HUYỆN: Nói đến nem chua bạn sẽ nhớ ngay đến quê hương Thanh Hóa tuy nhiên nem chua đặc sản Quy Nhơn Bình Định mang một hương vị thơm ngon nổi tiếng không kém nem chua Thanh Hóa đâu nha. Nem chợ Huyện trứ danh khắp bốn phương, phần lớn khi nhắc đến Nem thì phải đi kèm theo “chợ Huyện”. Nem được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn cùng một ít bì để tạo độ giòn sật cho món nem thêm hấp dẫn. Sau đó để lên men cho nem hơi chua một tí. Đặc biệt ở mỗi miếng nem đều kèm theo một lát tỏi, một lát ớt và ít hạt tiêu.

    RƯỢU BÀU ĐÁ: Để mua rượu Bàu Đá, bạn có thể tới bất kỳ một khu chợ hay cửa hàng đặc sản nào ở Quy Nhơn, Bình Định. Nơi sản xuất ra loại rượu Bàu Đá là ở thôn Phù Lâm, xã nhân Lộc, huyện An Nhân nên nếu bạn muốn mua rượu chính gốc và nguyên chất nhất thì hãy tới địa chỉ này để mua. Giá bán của rượu Bàu Đá khá cao, một lít rượu Bàu Đá được bán ra khoảng 100k – 130k. Loại rượu này được công nhận là một trong 10 loại rượu nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam nên bạn đừng bỏ qua.

    MẮM NHUM MỸ AN: Nhum có rất nhiều loại khác nhau, nhưng nhum dùng để làm ra loại mắm này phải là nhum ta có màu đỏ thẫm ngả sang đen. Nguyên liệu làm ra mắm nhum khá đơn giản gồm có muối hạt, tỏi và tiêu. Cho thịt nhum vào một cái chum sành, bỏ gia vị vào sau đó mang vùi dưới bếp tro hoặc ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Sau khi biến thành mắm, thịt nhum rã ra thành dạng sệt, chuyển sang màu đỏ thẫm, có mùi thơm dễ chịu. Nhưng món đặc sản Quy Nhơn mua về làm quà này rất hiếm có và giá khá đắt đỏ, người dân ở đây thường để dùng hoặc đãi khách quý chứ rất ít bán.

    Ngày cập nhật: 05/02/2019
    Ngày cập nhật: 05/02/2019

    Các tin mới cập nhật